Di tích lịch sử ở Hà Nội nổi tiếng, du khách không thể bỏ qua

Nhắc đến thủ đô Hà Nội chắc chắn nơi trái tim mỗi con người đều sẽ dành một tình cảm đặc biệt cho nơi này, một vẻ đẹp Hà Nội rất riêng, rất khác biệt, pha trộn hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Nếu du khách chưa biết đến Hà Nội nên tham quan, khám phá những đâu.

Vậy mời bạn đọc hãy cùng bài viết dưới đây lần lượt đi qua những di tích lịch sử ở Hà Nội – nơi ghi dấu những thăng trầm của lịch sử và phát triển của quốc gia. 

Giới thiệu Hà Nội

Thủ đô Hà Nội đã từ lâu trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch của cả nước. Nằm giữa vùng đồng bằng sông Hồng, đặc trưng với khí hậu nhiệt đới gió mùa – hạ nóng mưa nhiều, đông lạnh mưa ít. Chính vì vậy mà Hà Nội luôn trải qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông vô cùng tươi đẹp, và mùa thu là thời điểm du lịch lý tưởng nhất.

Di tích lịch sử ở Hà Nội đã lên đến hơn 300 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Ngoài ra, cũng có nhiều công trình kiến trúc mới được xây dựng như lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, cung Văn hoá hữu nghị Việt Xô… cùng nhiều viện bảo tàng, nhà hát.

Dòng sông Hồng uốn lượn như dải lụa quanh Hà Nội, hai bên bờ có nhiều di tích lịch sử mà du khách có thể ghé thăm. Hệ thống đầm hồ ở Hà Nội chiếm tới 10 hecta cũng khá phong phú nằm lẫn  trong các con phố, nổi tiếng nhất phải nhắc đến hồ Gươm, lớn nhất là hồ Tây nằm ở trung tâm thành phố, hồ Bảy Mẫu, Thủ Lệ, Trúc Bạch….

Tất cả tạo nên một bức tranh tổng thể vô cùng thơ mộng và cổ kính. Chính vì vậy mà Hà Nội luôn là địa điểm tham quan du lịch thu hút hàng ngàn du khách vào cuối tuần, ngày nghỉ, dịp lễ Tết hay vào mùa du lịch.

Những di tích lịch sử nổi tiếng của thủ đô Hà Nội

Những di tích lịch sử nổi tiếng của thủ đô Hà Nội

Hà Nội còn có nhiều làng nghề truyền thống, nhắc đến gốm sứ là nhớ ngay đến gốm Bát Tràng, nhắc đến lụa thì không thể không kể đến lụa Vạn Phúc Hà Đông, đúc đồng Ngũ Xã, giấy dó Yên Thái, hoa Ngọc Hà, cốm Vòng…

Thủ đô phồn hoa Hà Nội luôn có sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp truyền thống, hiện đại, truyền thống của các công trình kiến trúc cổ kính, hiện đại của những tòa nhà cao tầng, văn phòng, trung tâm thương mại, khu đô thị mới.

Hà Nội ngày càng thay đổi, khoác lên mình tấm áo mới nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp, giá trị của ngàn xưa của những di tích lịch sử Hà Nội, xứng đáng là trái tim của Việt Nam, là địa điểm dừng chân lý tưởng cho du khách bốn phương.

Những di tích lịch sử ở Hà Nội

Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm – Biểu tượng thủ đô Hà Nội

Địa chỉ: Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nằm trên một gò đất ngay giữa trung tâm thủ đô xung quanh là những hàng cây xanh tỏa bóng mát. Bầu không khí nơi đông vô cùng đông vui, nhộn nhịp mang đặc trưng của Hà Nội 36 phố phường.

Lê Thánh Tông đã từng dựng điếu đài ở đây làm nơi ngắm cảnh, câu cá, ngâm vịnh thơ ca. Đến khoảng thế kỉ 17, 18 thì chúa Trịnh cho xây Tả Vọng Đình để làm nơi dừng chân nghỉ mát vào mùa hè. Tuy nhiên trước khi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh đã cho phá huỷ tất cả.

Đến năm 1886, tháp Rùa được xây dựng bởi bá hộ Kim – tay sai thực dân Pháp do có ý đồ riêng. Do đó, ban đaauf tháp rùa còn được gọi là tháp Bá hộ Kim.

Tháp Rùa Hoàn Kiếm - biểu tượng thủ đô qua bao giai đoạn lịch sử Hà Nội

Tháp Rùa Hoàn Kiếm – biểu tượng thủ đô qua bao giai đoạn lịch sử Hà Nội

Đền Ngọc Sơn – Không Gian Văn Hóa Tâm Linh Giữa Lòng Đảo Ngọc

Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00

Đây là một di tích lịch sử ở Hà Nội đặc trưng cho văn hoá truyền thống tín ngưỡng và thờ phụng tâm linh của người dân thủ đô. Nằm trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ, được dẫn lối bằng cầu Thê Húc – nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời –  cong cong uốn lượn như dải lụa đào, mềm mại vắt ngang qua hồ tạo nên một di tích lịch sử ở Hà Nội nhìn tổng thể như một bức tranh đầy màu sắc.

Đền được xây dựng vào đầu thế kỉ 19. Năm Tự Đức thứ 18 (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã trùng tu lại ngôi đền và có diện mạo như ngày nay. Đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác, được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam.

Bên trong đền có các câu đối, hoành phi và vật bài trí vô cùng linh thiêng mang đặc trưng tôn giáo ngàn năm lịch sử. Tới Hà Nội, dạo bước thả hồn ngắm cảnh bên Hồ Gươm sau đó ghé đền Ngọc Sơn thắp nhang, cầu bình an.

Đền Ngọc Sơn - không gian văn hoá tâm linh giữa lòng Hồ Gươm

Đền Ngọc Sơn – không gian văn hoá tâm linh giữa lòng Hồ Gươm

Chùa Một Cột – Đóa hoa sen ngàn năm tuổi trong lòng Hà Nội

Địa chỉ: phố Chùa Một Cột, Đội Cấn, quận Ba Đình. 

Chùa Một Cột được coi là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, đẹp và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Chùa Một Cột hay chùa Mật, Liên Hoa Đài hay Diên Hựu Tự được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất chấu Á” hấp dẫn hàng ngàn du khách đến đây tham quan và khám phá. 

Được xây dựng năm 1049 nhằm tái hiện lại giấc mơ bí ẩn kỳ lạ của vua Lý Thái Tông, ngôi chùa thờ phật Quan Thế Âm mô phỏng một đoá sen giữa hồ. Thời gian trôi qua, chùa cũng bị hư hại nhiều. Đến năm 1955, di tích này được trùng tu lại. Không chỉ là địa điểm tâm linh, chùa Một Cột còn là một di tích lịch sử ở Hà Nội mang giá trị văn hóa lịch sử lâu đời của thủ đô Hà Nội.

Chùa Một Cột trước khi được trùng tu, sửa chữa lại

Chùa Một Cột trước khi được trùng tu, sửa chữa lại

Ngoài việc chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Liên Hoa Đài và lễ Phật tại chính điện thì du khách không nên bỏ qua cây bồ đề lâu đời um tùm xum xuê lá nằm ngay trong khuôn viên chùa. 

Người dân truyền tai nhau rằng các cặp đôi đến đây khấn cầu sẽ được ban cho hôn nhân và con cái. Nếu muốn tham gia những nghi lễ tín ngưỡng thì du khách có thể đến đây vào mùng 1 và 15 âm lịch.

Chùa Một Cột mang trong mình ý nghĩa tâm linh và giá trị văn hóa lịch sử lâu đời

Chùa Một Cột – Đóa hoa sen ngàn năm tuổi trong lòng Hà Nội  mang trong mình ý nghĩa tâm linh và giá trị văn hóa lịch sử lâu đời

Văn Miếu Quốc Tử Giám – Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Địa chỉ: 58 phố Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội

Giờ mở cửa:

  • Mùa hè từ 7:30 – 18:00
  • Mùa đông từ 8:00 – 18:00

Đây là quần thể đa dạng và phong phú là một di tích lịch sử ở Hà Nội nổi bật trong số 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể di tích lịch sử ở Hà Nội này bao gồm có 2 phần chính là Văn Miếu và Quốc Tử Giám.

Ngày xưa, đây là nơi tổ chức các cuộc tuyển chọn tú tài, bậc hiền nhân cho công cuộc xây dựng và bảo vệ quốc gia. Không gian bên trong khá rộng rãi, bạn dành một buổi sáng hoặc 2-3 tiếng đồng hồ tham quan là đủ.

Ở Văn Miếu có gắn rất nhiều tấm bia đá hình rùa vinh danh các học giả, tiến sĩ tài giỏi trong suốt các triều đại phong kiến xưa. Đặc biệt, vào mùa thi, rất nhiều sĩ tử đến đây thắp hương, xin chữ và sờ đầu rùa và thắp hương khấn cầu hy vọng thi cử đỗ đạt.

Những tấm bia trên rùa đá – nơi ghi danh các học giả, tiến sĩ tài giỏi suốt các triều đại xưa

Những tấm bia trên rùa đá – nơi ghi danh các học giả, tiến sĩ tài giỏi suốt các triều đại xưa

Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, cũng là nơi đào tạo dòng dõi hoàng tộc. Sáu năm sau, Quốc Tử Giám được xây dựng ngay sau Văn Miếu, đây là trường đại học đầu tiên của nước ta. 

Biểu tượng đặc trưng nhất chính là Khuê Văn Các – “gác vẻ đẹp sao Khuê” tuy được xây dựng sau nhưng vẫn khá tương xứng với tổng thể của Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nơi đây, ngày trước diễn ra các cuộc họp đàm đạo bình những bài văn hay của các tú tài vào rằm.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Chùa Trấn Quốc – Ngôi Chùa cổ nhất ở Hà Nội

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00 – 16:00

Nằm trên một hòn đảo phía đông hồ Tây, đây là ngôi chùa có tuổi đời hơn 1500 năm lâu nhất ở Hà Nội và được mệnh danh là một trong những ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới. Chùa Trấn Quốc hiện nay là một trong những chốn cửa Phật linh thiêng không chỉ nhờ vị trí đắc địa mà còn gắn liền với lịch sử dân tộc.

Không gian nơi đây vô cùng thanh tịnh, yên bình khiến du khách cảm thấy thư thái, dễ chịu, dường như có thể dẹp hết những u buồn, căng thẳng trong cuộc sống. 

Điểm nổi bật của ngôi chùa chính là vườn tháo bảo lục độ đài sen, nổi lên như đóa sen thanh thuần, tinh khiết, dưới bùn mà không hôi mùi bùn, không bị ô uế, vấy bẩn. Với lịch sử xây dựng trên nghìn năm, nơi kinh đô của Phật giáo trong thời kỳ Lý – Trần, chùa Trấn Quốc được xem là di tích lịch sử nổi bật của kinh đô Phật giáo.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Cột cờ Hà Nội – Biểu tượng của tự do và độc lập

Địa chỉ: 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội

Giờ mở cửa: 9:00 – 17:00

Cột cờ Hà Nội hay còn được gọi là  Kỳ đài Hà Nội được xây cùng thời với thành Hà Nội dưới thời vua Gia Long vào đầu thế kỉ 19. Công trình bao gồm ba tầng đế và một thân cột.

“Kỳ đài năm thước vút trời cao

Thông đạt trong tâm có đường vào

Trong sáng muôn nơi dồn cả lại

Trung tâm thiên hạ đẹp biết bao!“.

Nằm trong khu di tích Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, cao hơn 44m, gồm 3 tầng. Thân cột cờ hình trụ có tám cạnh nhỏ dần, bên trong có 54 bậc thang xoáy ốc. Đỉnh cột (Vọng Canh) là cái lầu hình bát giác, cao hơn 3m có 8 cửa sổ tương ứng với 8 cạnh, có mái che phía trên, ở giữa có trụ tròn để cắm cờ.

Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh khu bảo tàng quân sự và khuôn viên Công viên Lê-nin bên dưới rất đẹp.

Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử quận sự của thủ đô Hà Nội

Cột cờ Hà Nội – biểu tượng lịch sử quận sự của thủ đô Hà Nội

Trải qua bao tháng năm, di tích lịch sử ở Hà Nội cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng sừng sững như một tượng đài, một dấu mốc chứng kiến những thăng trầm biến cố lịch sử của đất nước và trở thành biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của đất nước Việt Nam tự do, độc lập.

Hoàng Thành Thăng Long – Minh chứng cho sự phát triển của nền văn minh dân tộc

Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 hàng ngày (trừ Thứ 2)

Đây là quần thể di tích lịch sử ở Hà Nội gắn liền với kinh đô Thăng Long bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ và di tích lịch sử ở Hà Nội quan trọng bậc nhất.

Di tích lịch sử ở Hà Nội này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010 trên 3 phương diện nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa; Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật phong phú.

Di tích lịch sử ở Hà Nội là nhân chứng có một không hai về quá trình phát triển của nền văn minh dân tộc Việt Nam.

Hoàng thành Thăng Long nơi hội tụ và toả sáng văn hoá Việt Nam

Hoàng thành Thăng Long nơi hội tụ và toả sáng văn hoá Việt Nam

Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Nơi hướng về của triệu trái tim Việt

Địa chỉ: 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Giờ mở cửa: 

  • Thứ 3, 4, 5 từ 8:00 – 11:00
  • Thứ 7, Chủ Nhật: từ 8:00 – 11:30; Đóng cửa thứ 2 và thứ 6

Một trong những di tích lịch sử ở Hà Nội du khách không thể bỏ qua là lăng Hồ Chủ Tịch – nơi yên nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của con dân nước Việt. Được xây dựng vào ngày 2/9/1973. Nơi đây còn là lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình – nơi Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập năm 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân c hủ cộng hoà.

Lăng có 3 lớp cao hơn 20m, phía dưới là bậc thềm tam cấp, phần giữa là trung tâm bao gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Xung quanh là những hàng cột đá hoa cương, phía trên cùng là mái lăng hình tam cấp. 

Gần đây còn có bảo tàng Hồ Chí Minh, ngôi nhà sàn nhỏ nhắn, khiêm tốn như đang ở giữa nông thôn với những vật dụng hết sức giản dị, xung quanh có hồ cá, vườn cày, rặng dừa, những hàng rào dâm bụt khiến bao du khách phải thổn thức. Đây là nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc khi trở về từ hang Pác Bó Cao Bằng cho đến khi qua đời.

Ngôi nhà sàn Bác Hồ từng sống

Ngôi nhà sàn Bác Hồ từng sống

Du khách đến lăng chủ tịch Hồ Chí Minh viếng thăm cần ăn mặc trang phục chỉnh tề, giữ gìn an ninh trật tự và không mang theo các thiết bị điện tử ghi hình khi viếng thăm lăng Chủ tịch.

Lăng Hồ Chủ Tịch – nơi an nghỉ của vị Cha già của dân tộc

Lăng Hồ Chủ Tịch – nơi an nghỉ của vị Cha già của dân tộc, nơi hướng về của triệu trái tim Việt

Nhà tù Hỏa Lò – Nơi những kí ức đau thương còn sót lại

Địa chỉ:  Số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 hàng ngày (kể cả những ngày Lễ Tết)

Nhà tù Hỏa Lò có thể nói là một trong các di tích lịch sử ở Hà Nội gây ấn tượng và sức ảnh hưởng mạnh nhất cho mỗi du khách đến thăm. Đây là một trong số những nhà tù lớn và kiên cố, chắc chắn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương thời điểm bây giờ. “Địa ngục trần gian” này nằm trong top 10 nhà tù khét tiếng nhất trên thế giới.

Hỏa Lò – một trong những nhà tù kiên cố bậc nhất Đông Dương

Hỏa Lò – một trong những nhà tù kiên cố bậc nhất Đông Dương

Hàng ngàn chiến sĩ yêu nước của cách mạng Việt Nam bị giam cầm và bóc lột về cả thể xác lẫn tinh thần. Để đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã tăng cường bộ máy đàn áp nhân dân Việt Nam: bổ sung lực lượng cảnh sát, hoàn chỉnh hệ thống tòa án và xây dựng mạng lưới nhà tù cùng với những âm mưu thủ đoạn xảo quyệt và những dụng cụ tra tấn dã man.

Đến thăm quan di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò, du khách không khỏi há hốc, shock nặng khi bước vào, không gian bên trong nhà tù được mô phỏng lại bằng những hình ảnh rất chân thật, tạo cảm giác như đang sống lại những ngày tháng đầy gian truân đó, tái hiện lại những ký ức đau thương và khốc liệt khi xưa.

Nhà tù Hỏa Lò nhìn từ phía bên ngoài

Nhà tù Hỏa Lò nhìn từ phía bên ngoài

Càng chứng kiến sự tàn khốc và man rợ đến khủng khiếp của quân xâm lược, ai trong mỗi chúng ta cũng càng cảm thấy trân quý hơn cuộc sống tự do tự tại sau khi được giải phóng như hiện tại.

Minh chứng lịch sử này khiến du khách cảm nhận tinh thần quả cảm, lòng yêu nước sâu sắc không gì có thể lay chuyển được, vì vậy chúng ta lại càng thêm nể phục, tự hào vì sức chịu đựng một cách thần kỳ, kiên trì vượt qua mọi khó khăn của những người chiến sĩ cách mạng đằng sau ngục tù ấy.

Một không gian bên trong nhà tù Hỏa Lò được tái hiện rất thật

Một không gian bên trong nhà tù Hỏa Lò được tái hiện rất thật

Qua thời gian, nơi đây đã trở thành trường học cách mạng – nơi rèn luyện, nơi đào tạo, huấn luyện ra những lớp cán bộ lãnh đạo xuất sắc cho cách mạng Việt Nam.

Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử

Địa chỉ: Hoàn Kiếm, Hà Nội

Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, nhằm phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc ngang qua sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm của thủ đô Hà Nội.

Cầu Long Biên là một di tích lịch sử quan trọng chứng kiến những biến cố thăng trầm của lịch sử qua cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ trường kỳ và đầy gian khổ.

Cầu Long Biên dài nhất khu vực Đông Dương 2.500 m, rộng 30,6 m, có 19 nhịp dầm thép, đặt trên 20 trụ cầu cao 43,5m tại thời điểm đầu thế kỷ 20. Cầu có một đường sắt và hai làn đường bộ cho giao thông đi lại. Toàn bộ đá và thép cùng các vật liệu khác, kể từ viên sỏi, viên đá xanh… để xây dựng cầu, đều được vận chuyển từ Pháp sang.

Tại thời điểm đầu thế kỉ 20, Long Biên là cây cầu thép có kiến trúc đẹp nhất và lớn nhất khu vực Đông Dương.

Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử hào hùng, oanh liệt

Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử hào hùng, oanh liệt

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Nếu xét theo định nghĩa về “di tích”, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội có thể không được xem là một di tích bởi không chỉ tập trung và tái hiện những di tích lịch sử văn hóa chỉ ở Hà Nội mà còn ở những khu vực khác. Đây là điểm đến tham quan lý tưởng phù hợp với những ai ưa khám phá, muốn tìm hiểu những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc của các vùng, miền khác nhau ngay trên mảnh đất Kinh kỳ Hà Thành.

Nhà rông Tây Nguyên được tái hiện trong khuôn viên của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Nhà rông Tây Nguyên được tái hiện trong khuôn viên của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam có 3 khu vực chính: một khu bao có nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện; một khu trưng bày ngoài trời; khu còn lại là để giới thiệu văn hóa các dân tộc nước ngoài, chủ yêu các dân tộc ở Đông Nam Á.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội

Phố cổ Hà Nội

Nhắc đến di tích lịch sử ở Hà Nội không thể không kể đến 36 phố phường. Giữa một vùng đất kinh kỳ đang ngày càng phát triển, phố cổ vẫn thế, vẫn cổ kính rợp rêu phong, vẫn khoác lên mình dáng vẻ an yên và bình dị vốn có.

Những nẻo đường phố cổ thân thương, gần gũi

Những nẻo đường phố cổ thân thương, gần gũi

Không gian phố cổ với màu vàng chủ đạo, song vì qua thời gian mà len lỏi lên cả những hàng rêu phong, tạo cảm giác ấm áp đến lạ kỳ, dễ dàng chiếm được trái tim của bất cứ ai đặt chân đến di tích lịch sử ở Hà Nội này.

Phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà cổ bình dị

Phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà cổ bình dị

>> Xem thêm:

Hồ Hoàn Kiếm

Đây là di tích gắn liền với nhiều sự tích và giai thoại lịch sử nước nhà. Nằm giữa trung tâm thành phố với con đường hàng cây xanh rợp bóng mát. Đến thu, Hồ Gươm lại hòa vào cảnh sắc để tạo nên một bức tranh nên thơ và tình tứ đến lạ.

Cầu Thê Húc với dáng dấp “cong cong”

Cầu Thê Húc với dáng dấp “cong cong” như dải lụa

Cạnh Hồ Gươm là những công trình kiến trúc ấn tượng và cũng là di sản quý như: Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn.

Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một di tích lịch sử ở Hà Nội, mà còn là điểm đến lý tưởng của người dân Hà Nội để giải toả căng thẳng, âu lo sau những giây phút tất bật của cuộc sống, và cũng là một địa danh mà bất kỳ du khách nào cũng muốn đến nếu có dịp ghé thăm Hà Nội.

Bức tranh Hồ Gươm độ vào thu

Bức tranh Hồ Gươm độ vào thu

Nhà hát lớn Hà Nội 

Đây là công trình kiến trúc đẹp, hoàn thành sau 10 năm xây dựng. Năm trên Quảng trường Cách mạng tháng Tám trước Nhà hát lớn, nhìn ra phố Tràng Tiền – khu vực sầm uất bậc nhất thủ đô với diện tích xây dựng khoảng 2.600m2. 

Nhà hát lớn Hà Nội được mô phỏng theo nhà hát Opéra Garnier ở Paris, nhưng nhỏ hơn, đồng thời cũng sử dụng những vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Từ cách tổ chức mặt bằng, đến cách bài trí, thiết kế của nhà hát lớn Hà Nội đều tương đồng với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20.

Nhà hát lớn là sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa các kiểu kiến trúc châu Âu lúc bây giờ, và được chia thành ba khu vực rõ rệt: sảnh chính, phòng gương, và khán phòng.

Nhà hát lớn - chứng tích lịch sử và nghệ thuật

Nhà hát lớn – chứng tích lịch sử và nghệ thuật

Chợ Đồng Xuân

Đến Hà Nội không thể không nhắc đến Chợ Đồng Xuân, một ngôi chợ nổi tiếng ở khu vực miền Bắc. Đây không chỉ là nơi buôn bán, giao thương hàng hoá tấp nập, sầm uất, chợ Đồng Xuân còn là biểu tượng cho nền văn hóa, lịch sử của vùng đất Kinh Kỳ Hà Nội. Chợ vốn đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 từ thời nhà Nguyễn do sáp nhập hai chợ Bạch Mã và Cầu Đông tạo thành.

Nếu bạn là ưa thích khám phá lịch sử, văn hóa Hà Nội, hi vọng bài viết trên đây đã liệt kê những di tích lịch sử ở Hà Nội nổi tiếng. Hy vọng với những thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây để chuyến đi của bạn thêm vui và trọn vẹn ý nghĩa. 

 

Posted in: Du lịch